Trị vì Triều_Tiên_Thế_Tổ

Việc lên ngôi của vua Triểu Tiên Thế Tổ là việc không chính đáng. Để lên ngai vàng, ông ta đã giết quá nhiều người, hại cả người cháu của mình là Đoan Tông đại vương, bàn tay của ông thấm quá nhiều máu. Nhưng khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị quốc vương khoan từ, cai trị đất nước rất giỏi, sắp đặt chính thể rất tài tình, công cuộc trị vì đời Thế Tổ rất có đường lối, đất nước lại đến một thời thịnh thế không kém gì đời Triều Tiên Thế Tông, dân chúng lại được hưởng thái bình.[cần dẫn nguồn]

Trước hết, Thế Tổ tăng cường sức mạnh cho chính quyền trung ương, mọi quyền hành tập trung về tay quốc vương, tức là làm cho chính quyền trung tâm thêm mạnh và gây suy yếu cho chính quyền địa phương, buộc họ phải tuân lệnh theo triều đình, giảm đi quyền hành của các quan trưởng các địa phương, để cho họ không dám làm điều gì trái với chính lệnh của nhà nước. Về việc này cho ông theo đường lối như Triều Tiên Thái Tông. Việc đối nội trong nước tương đối yên ổn.

Đối với bên ngoài, với nhà Minh, ông dùng chính sách thần phục họ. Còn với những nước khác, ông cũng tỏ ra Triều Tiên là một nước độc lập, và có sức mạnh riêng. Năm 1460 và năm 1467, ông lần lượt đem quân Bắc tiến, tấn công bộ tộc Nữ Chân, giành nhiều thắng lợi.

Thời Thế Tổ, không chỉ việc chính trị tốt lành, mà những cái khác cũng phát triển cao[cần dẫn nguồn]. Quốc vương quan tâm phát triển kinh tế, khuyến nông, trọng giáo dục, khích lệ những người học thức viết sách, dùng chính sách đúng đắn với mọi tôn giáo, trọng Nho giáo phái Chu Tử, v. v....Đặc biệt là trong thời ông, một hình luật mới được ban ra với nhiều điều luật tiến bộ, được sử dụng trong nước, là bộ luật mới mẻ của nhà Triều Tiên.

Triều Tiên Thế Tổ cũng là người tôn sùng Phật giáo. Thế Tổ khi còn là vương tử đã giao du thân mật với nhiều thiền sư, pháp sư, đọc nhiều kinh sách và khá am hiểu Thiền tông. Trước đây Thế Tông tin Phật khá sâu sắc, nhưng lại trọng dụng nhiều Nho thần, nên đạo Phật hơi suy yếu dưới 3 triều Thế Tông, Văn Tông và Đoan Tông. Thế Tổ lên ngôi, mới ban những chính sách cởi mở hơn cho Phật giáo. Ông sai các quan phiên dịch các kinh Đại thừa như kinh Viên Giác, kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương, kinh Lăng-nghiêm cùng nhiều kinh truyện khác. Nhà vua còn cho xây một chùa lớn, đặt tên là chùa Viên Giác (원각사지십층석탑; 圓覺寺地十層石塔; Won'gaksaji Sipch'ŭng Sŏkt'ap), trong chùa có đúc một tượng Phật lớn bằng đồng. Ngoài ra ông đã đi thăm nhiều chùa tháp trong cả nước.[1]

Ngày 7 tháng 9, năm 1468, niên hiệu Thành Hóa thứ tư của nhà Minh, ông truyền ngôi cho con trai mình là Thế tử Lý Hoảng, tức Triều Tiên Duệ Tông. Ngày hôm sau, Thế Tổ chếtđiện Minh Chánh thuộc cung Xương Khánh, thọ 51 tuổi.

Liên quan